- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025)
- Gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần XIII (2022-2023)
- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIII (2022-2023)
- Kế hoạch Triển khai Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Phiếu đăng ký dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Bản mô tả giải pháp dự thi
Ngày 20/03/2025, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 7/CT-BCT về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025.
Theo đó, để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng Công ty, Doanh nghiệp trong ngành Công Thương tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm chung của toàn ngành và một số nhiệm vụ riêng cho từng đơn vị.
Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố
Đối với các đơn vị thuộc ngành Công Thương nói chung, Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiệm các quy định của pháp luật về Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN); tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức giúp nâng cao nhận thức về những nguy cơ, hiểm họa do thiên tai gây ra và trách nhiệm của các cá nhân và tập thể trong công tác PCTT&TKCN tại đơn vị. Rà soát, cập nhật bổ sung, hiệu chỉnh phương án PCTT&TKCN phù hợp với đặc thù của đơn vị đối với tất cả hình thái thiên tai có thể xảy ra. Kiện toàn tổ chức, lực lượng PCTT&TKCN; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) để sẵn sàng ứng phó với các hình thái thiên tai cao nhất. Tổ chức hoặc tham gia diễn tập các phương án ứng phó thiên tai theo quy định của pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các đơn vị với địa phương để thống nhất sự chỉ huy, điều hành và phát huy hiệu quả cao nhất về nguồn lực của các đơn vị trong quá trính ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố. Tiếp tục rà soát, lồng ghép nội dung PCTT&TKCN vào chương trình, kế hoạch phát triển ngành; rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng thiết kế, xây dựng các công trình để bảo đảm an toàn cho công trình, cho cộng đồng đối với các hình thái thiên tai. Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đợt thiên tai và thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc theo đúng quy định; bảo đảm thông tin, liên lạc thông suốt.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu các Sở Công Thương tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai trước mùa mưa bão tại các cơ sở, công trình trong ngành Công Thương trên địa bàn quản lý, đặc biệt là các đơn vị quản lý vận hành lưới điện, các công trình thủy điện, các nhà máy điện gió, điện mặt trời, các cơ sở khai thác, chế biến than, khoáng sản và các cơ sở tồn chứa để sử dụng, sản xuất, kinh doanh hóa chất. Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc vận hành an toàn hồ đập thủy điện, chủ động tham mưu UBND tỉnh, thành phố tuyệt đối không cho tích nước đối với các hồ chứa nước không đảm bảo an toàn. Yêu cầu các đơn vị điện lực và các đơn vị truyền tải điện trên địa bàn quản lý thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang lưới điện; tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu, đề xuất với UBND các tỉnh, thành phố thực hiện thiết lập, quản lý hành lang thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đập theo quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình, hành lang bảo vệ nguồn nước, cản trở dòng chảy thoát lũ; trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định pháp luật. Triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nhu yếu phẩm thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt kế hoạch dự trữ tại chỗ, phương án bình ổn thị trường/ phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm, hàng hóa có nhu cầu tiêu dùng cao khi có thiên tai xảy ra. Có biện pháp chỉ đạo, yêu cầu các công trình đang xây dựng dừng mọi hoạt động thi công, di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi các đợt bão lũ, thiên tai lớn xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản. Đối với các địa phương có công trình khai thác khoáng sản, điện gió và trang trại điện mặt trời, cần chỉ đạo các chủ công trình thực hiện gia cố chống sạt trượt, ngập nước và có các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, công trình và thiết bị trong mùa mưa bão.
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo về Bộ Công Thương qua Văn phòng thường trực PCTT&TKCN. Điện thoại 024.22218320, Fax: 024.22218321. Email: VPTT_PCTT@moit.gov.vn. Bộ Công Thương giao Văn phòng thường trực PCTT&TKCN Bộ Công Thương theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy, Lãnh đạo Bộ Công Thương kết quả thực hiện Chỉ thị số 7/CT-BCT về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025./.
Phòng Quản lý Công nghiệp (Tâm Yên)