- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025)
- Gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần XIII (2022-2023)
- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIII (2022-2023)
- Kế hoạch Triển khai Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Phiếu đăng ký dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Bản mô tả giải pháp dự thi
Theo đó, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, Sở Công Thương tỉnh phối hợp Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP của 2 địa phương, với sự tham gia của gần 30 doanh nghiệp (DN), nhà phân phối.
Doanh nghiệp tỉnh An Giang - Đắk Lắk ký kết hợp tác giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Lê Trung Hiếu nhận định: “Hiện nay, việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP là điều tất yếu. Chúng tôi tích cực kết nối với nhiều địa phương cả nước, giúp DN An Giang tìm kiếm thêm đối tác phân phối sản phẩm, trong đó tỉnh Đắk Lắk là thị trường tiềm năng. Việc đa dạng hóa kênh phân phối sẽ giúp DN tỉnh nhà đưa sản phẩm OCOP của họ vươn xa hơn nữa, giúp khách hàng địa phương khác có thêm điều kiện tiếp cận với những sản phẩm “sinh ra từ làng” của An Giang”.
Tham gia hội nghị, các DN của An Giang đã giới thiệu đến đối tác những sản phẩm mang tinh túy, văn hóa và phong vị quê hương. Có thể kể đến: Đường thốt nốt, khô cá lóc, tung lò mò, trà xạ đen… tạo ấn tượng đặc biệt cho các đối tác đến từ tỉnh Đắk Lắk. Ngược lại, những sản phẩm được kết tinh từ nắng, gió của vùng đất đỏ vùng Tây Nguyên cũng được trình làng với DN An Giang, như: Phở khô, cà chua bi, sản phẩm từ nghệ trắng, cà-phê, sản phẩm từ trái ca cao…
Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang Nguyễn Thành Huân cho biết: “Những năm qua, An Giang rất chú trọng mở rộng thị trường cho sản phẩm địa phương, đặc biệt là sản phẩm OCOP. Hiện nay, 3 kênh phân phối chính của sản phẩm An Giang là: Xuất khẩu ra nước ngoài; phân phối vào hệ thống phân phối quốc gia, nhất là chuỗi cửa hàng, siêu thị; kết nối với các tỉnh, thành phố để tận dụng hiệu quả thị trường nội địa. Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh An Giang - Đắk Lắk là nhịp cầu quan trọng để mở rộng thị trường nội địa cho DN cả 2 phía”.
Cũng theo ông Nguyễn Thành Huân, hội nghị lần này chỉ là bước khởi đầu để DN 2 tỉnh tiếp cận cơ hội mở rộng thị trường. Để thực sự chinh phục được khách hàng, DN cần tiếp tục nỗ lực tìm kiếm đối tác, song song với việc nâng cấp chất lượng nhãn mác, bao bì, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, yếu tố khẩu vị vùng miền, tập quán ăn uống và mức giá phải điều chỉnh hợp lý, để người tiêu dùng dễ chấp nhận sản phẩm OCOP.
Cùng quan điểm này, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk Lưu Văn Khôi cho biết: “Cá nhân tôi nhận thấy, việc kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP 2 tỉnh là bước đi hợp lý. Cả 2 đều có thế mạnh về sản phẩm OCOP đặc trưng, sản phẩm An Giang có thì Đắk Lắk lại hạn chế và ngược lại. Do đó, tôi mong muốn người dân Đắk Lắk sẽ có dịp thưởng thức hương vị của đường thốt nốt, khô cá lóc hay tung lò mò của vùng đất An Giang. Đồng thời, hạt cà-phê, sản phẩm từ ca cao hay nông sản xanh từ đất đỏ cao nguyên sẽ có dịp vào bếp của gia đình An Giang. Chúng tôi tin tưởng rằng, hoạt động kết nối giao thương giữa 2 địa phương sẽ tiếp tục phát triển tích cực hơn nữa trong thời gian tới”.
Các DN cũng nhận thấy nhiều cơ hội hợp tác phát triển thị trường từ hội nghị này. Ông Trương Đăng Khoa (Công ty TNHH Trà và Cà-phê Lâm Chấn Âu, TP. Long Xuyên) nhận định, đây sẽ là cơ hội để công ty vươn tới thị trường tiềm năng tại Đắk Lắk. Dù mảng kinh doanh chủ yếu là trà và cà-phê, nhưng ông Khoa tin tưởng rằng, hương vị đặc trưng, sản phẩm của công ty sẽ tìm được chỗ đứng tại xứ sở cây cà-phê, thông qua đối tác tích cực từ Đắk Lắk.
Từ vùng đất đỏ cao nguyên, anh Trần Văn Quốc (Công ty Cổ phần Ban Mê Green Farm) mong muốn sản phẩm xanh từ công ty, đặc biệt là quả cà chua bi, sẽ được đối tác tại An Giang đón nhận. “Chúng tôi chào hàng tại Siêu thị Tứ Sơn, Cửa hàng nông sản an toàn Phan Nam để hướng đến mục tiêu phát triển thêm kênh phân phối tại An Giang. Nếu thành công bước đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng phân phối thêm nhiều sản phẩm khác đến đây” - anh Quốc cho hay.
Ngay trong hội nghị, đã có nhiều DN của 2 tỉnh tham gia ký kết giao thương sản phẩm, tạo tiền đề phát triển thị trường trong thời gian tới. “Sau hội nghị, chúng tôi tiếp tục kết nối với Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, tiến hành thêm hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP của An Giang đến với cao nguyên, cũng như hỗ trợ đối tác từ tỉnh Đắk Lắk tiếp cận thị trường An Giang. Chúng tôi mong rằng, những hoạt động kết nối tích cực sẽ tạo nên sức bật để sản phẩm OCOP An Giang đến với cả nước” - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Lê Trung Hiếu kỳ vọng.
Thanh Tiến – Nguồn: https://baoangiang.com.vn