- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025)
- Gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần XIII (2022-2023)
- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIII (2022-2023)
- Kế hoạch Triển khai Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Phiếu đăng ký dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Bản mô tả giải pháp dự thi
Đánh giá kết quả hoạt động xây dựng văn bản pháp luật để nội luật hóa cam kết EVFTA và UKVFTA trong quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang
Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA. Chính phủ đã thông qua lập đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu và Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng. Đồng thời, giao Bộ Công Thương khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định, trình Chính phủ trong Qúy III năm 2023, đảm bảo tiến độ, chất lượng, đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Với cơ sở pháp lý nêu trên, nhằm thiết lập cơ chế quản lý công khai, minh bạch, quản lý chặt chẽ hàng hóa tân trang nhập khẩu, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2024/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ Về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu và Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Nghị định được xây dựng theo đúng quy định, trình tự, thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy định chi tiết Luật này.
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020. Theo đó, Việt Nam phải thực thi cam kết đối xử với hàng hóa tân trang giống như với hàng hóa mới tương tự từ ngày 01/8/2023 (không quá 3 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực), tuy nhiên Nghị định số 66/2024/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 6 năm 2024. Như vậy, việc thực thi trong nước chậm hơn gần 2 năm so với thời điểm có hiệu lực của Hiệp định.
Nội dung của Nghị định: Nghị định gồm 05 Chương, 23 Điều và 13 Phụ lục. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định: Nghị định này quy định việc quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu và Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp tân trang, cơ sở tân trang, chủ sở hữu nhãn hiệu, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA.
Nguyên tắc quản lý hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA: “Áp dụng quy định pháp luật về quản lý ngoại thương, thương mại, pháp luật chuyên ngành, pháp luật thuế, hải quan, pháp luật khác đối với hàng hóa tân trang đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này như áp dụng với hàng hóa mới cùng loại nhập khẩu vào Việt Nam.”
Doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc của hàng hóa mà hàng hóa tân trang được sử dụng làm chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế chứng minh được năng lực tân trang, chế độ bảo hành, bảo dưỡng, xuất xứ của hàng hóa, quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại Nghị định được Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tân trang. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp. Theo đó, thương nhân Việt Nam chỉ được nhập khẩu hàng hóa tân trang của doanh nghiệp nước ngoài đã được Bộ Công Thương xác nhận đáp ứng các điều kiện theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA thông qua cơ chế cấp Mã số.
Về hồ sơ, trình tự thủ tục cấp phép: Nghị định quy định chi tiết, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, yêu cầu, trình tự cấp Mã số cơ sở tân trang, gia hạn hiệu lực Mã số tân trang, sửa đổi, bổ sung thông tin của tổ chức đã được cấp Mã số tân trang, đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang; Nghị định quy định chi tiết, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện là hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA.
Nghị định giao các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội và Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện là hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa tân trang.
Nội dung Nghị định đảm bảo tính thương thích đối với cam kết tại Hiệp định, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam; hồ sơ, quy trình, thủ tục cấp mã số tân trang và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện là hàng hóa tân trang được quy định rõ ràng, minh bạch đảm bảo tính khả thi thực hiện.Tại thời điểm rà soát chưa phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Đề xuất tiếp tục tăng cường phổ biến cho các thương nhân thuộc đối tượng áp dụng để thực hiện, đồng thời có kế hoạch triển khai công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực này trong thời gian tới.