- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025)
- Gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần XIII (2022-2023)
- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIII (2022-2023)
- Kế hoạch Triển khai Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Phiếu đăng ký dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Bản mô tả giải pháp dự thi
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những khó khăn, thách thức đan xen, các quốc gia nhập khẩu đã và đang hình thành các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế nhằm đảm bảo sức khỏe con người, môi trường, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên theo hướng bền vững, khuyến khích sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo,...
1. Bối cảnh và thực tiễn.
Từ những vấn đề nêu trên, nông sản và thủy sản cũng là lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận xanh do EU đặt ra, theo hướng tiếp cận nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam và An Giang nói riêng, phải thích ứng các tiêu chuẩn mới này như: thực hành canh tác và sản xuất lương thực bền vững, đồng thời đầu tư vào công nghệ mới nhằm thay đổi quy trình sản xuất, giảm thiểu chất thải và giảm sử dụng hóa chất có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Qua tiễn nêu trên, Sở Công Thương An Giang, nhận thấy có 2 nội dung các doanh nghiệp cần quan tâm, như sau:
Một là, rào cản thương mại ở một số thị trường Âu, Mỹ, Trung Quốc,… giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
Hai là, chính sách hỗ trợ thương mại điện tử và kết nối cung ứng hàng hóa vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài nước.
2. Về nội dung, rào cản thương mại ở một số thị trường Âu, Mỹ, Trung Quốc,… giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành, thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. Các rào cản thương mại từng bước và dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, rào cản kỹ thuật trong thương mại dần được các nước nhập khẩu dựng lên như: tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia họ. Đơn cử như:
- Đối với thị trường Trung Quốc: Vào tháng 4 năm 2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về 248 "Quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc", và Lệnh 249 "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa". Hai lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc tuân thủ những quy định này. Qua đó, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với các Sở ngành có liên quan tích cực thông tin đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này, ngay khi Lệnh 248, Lệnh 249 ra đời, nhằm đảm bảo các doanh nghiệp thực thi đúng quy định của nước nhập khẩu.
- Đối với thị trường Hoa Kỳ: Ngày 2 tháng 8 năm 2024, sau một thời gian xem xét, Bộ Thương mại Mỹ cho biết vẫn chưa xếp Việt Nam là nền kinh tế thị trường dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này, sẽ tác động lớn đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường này nói chung và mặt hàng cá tra file đông lạnh và các sản phẩm khác nói riêng của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, Bộ Công Thương khẳng định sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá, trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và hiện nay, có 72 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand,... Đối với thị trường Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ. Sau đó, sẽ bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu phía Mỹ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Việc này nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xuất nhập khẩu hàng hóa trong thời gian tới.
- Đối với giải pháp chung, mang tính lâu dài. Vừa qua Sở Công Thương đã phối hợp cùng Sở Ngoại vụ An Giang đề xuất và được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận, thành lập Tổ công tác kinh tế đối ngoại nhằm tạo điều kiện và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại giữa tỉnh An Giang và các đối tác nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa tỉnh An Giang trong thời gian tới, được mạnh mẽ và thiết thực hơn.
3. Về chính sách hỗ trợ thương mại điện tử và kết nối cung ứng hàng hóa vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài nước.
Một là, về khung pháp lý thương mại điện tử.
- Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử có hiệu lực. Là khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ trong suốt thời gian qua, góp phần tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, cũng như đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước.
- Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hai là, những chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, tại khoản 2, Điều 25 của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, như sau:
- Điểm c) Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp
- Điểm d) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp và không quá 2 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đăng ký thành công tài khoản trên sàn thương mại điện tử quốc tế.
Ngoài 2 điểm nêu trên, các doanh nghiệp quan tâm toàn bộ Điều 25, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 có rất nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp như: Hỗ trợ đào tạo; Hỗ trợ nâng lực liên kết sản xuất và kinh doanh; Hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường; Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng.
Về cấp độ địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 1965/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2022 về ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang đến năm 2025. Do đó, các doanh nghiệp tham dự Hội nghị liên kết và xúc tiến tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang 2024 ngày hôm nay, nếu có nhu cầu liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc thông tin đến Sở Công Thương vào tháng 11 năm 2024 để tổng hợp gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét thực hiện năm 2025.
Ba là, kết nối cung ứng hàng hóa vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài nước
- Tại Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”. Theo đó, có nhiều nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường; Hỗ trợ doanh nghiệp từng bước thích nghị, chuyển đổi sản xuất đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới; Tổ chức các hoạt động kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài;.... Tại tỉnh An Giang, Sở Công Thương tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh tham gia các Cổng thông tin trực tuyến của Đề án và các kênh thông tin trên nền tảng số của Bộ Công Thương nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận với các Tập đoàn phân phối nước ngoài; khai thác hiệu quả thương mại điện tử xuyên biên giới để củng cố xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới.
- Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hương đến năm 2030”. Theo đó, Sở Công Thương An Giang với vai trò là cơ quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, từ cuối năm 2023 đến nay đã hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp xuất khẩu tham gia sử dụng các gói dịch vụ logistics (Thị trường, Tài chính, Vận tải) với Tập đoàn quốc tế góp phần duy trì sản xuất, duy trì công ăn việc làm cho người lao động, đẩy mạnh hàng hóa tỉnh An Giang vào mạng phân phối trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây,.... có nhu cầu sử dụng các gói dịch vụ logistics liên hệ với Sở Công Thương để được hỗ trợ.
- Sở Công Thương An Giang đã và đang phối hợp Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số triển khai “Ứng dụng thực tế ảo trong quản lý cửa hàng (AR) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước theo Hiệp định EVFTA” cho các doanh nghiệp có tiềm năng thuộc các lĩnh vực: Nông sản và Thủy sản; Dệt may và Giày dép; Đồ gỗ và Sản phẩm gỗ; Sản phẩm điện tử và Linh kiện; Các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Toàn bộ kinh phí liên quan tới việc xây dựng gian hàng ảo do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương hỗ trợ. Qua hội nghị đề nghị các doanh nghiệp quan tâm và liên hệ với Sở Công Thương để được hỗ trợ.
4. Khuyến nghị
- Các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh An Giang, nghiên cứu, kịp thời tận dụng cơ hội và thay đổi phương thức xuất khẩu phù hợp với xu hướng hiện tại và những năm tiếp theo; theo hướng “xuất khẩu số”. Qua đó, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa trong quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ vững và nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập cho người nông dân.
- Ngành nông nghiệp tiếp tục, tổ chức sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị ngành hàng từ sản xuất-chế biến-tiêu thụ, tiếp tục thực hiện qui trình sản xuất, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và chú trọng đến truy xuất nguồn gốc hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu; đồng thời, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, khai thác các ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
- Ngành Công Thương rà soát các Quốc gia có mối quan hệ thị trường xuất khẩu hàng hóa với tỉnh An Giang, gặp gỡ-trao đổi-ký kết hợp tác phát triển ngoại thương; hoặc nghiên cứu đề xuất với các cấp lãnh đạo xây dựng Chương trình hợp tác “sáng kiến cùng phát triển” để mở rộng thị trường xuất khẩu của tỉnh An Giang trong thời tới.
Từ những chính sách và khuyến nghị nêu trên Sở Công Thương An Giang rất mong các doanh nghiệp, quan tâm, tận dụng cơ hội nhằm tăng cường sản xuất, xuất khẩu hàng hóa góp phần ổn định, phát triển kinh tế tỉnh An Giang trong thời gian tới./.
Trần Thanh Tuấn – Sở Công Thương An Giang