- An toàn thực phẩm
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Công nghiệp địa phương
- Công nghiệp nặng
- Cụm công nghiệp
- Giám định thương mại
- Hóa chất
- Khoa học Công nghệ
- Kinh doanh khí
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Nghề thủ công mỹ nghệ
- Quản lý bán hàng đa cấp
- Thương mại quốc tế
- Tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý
- Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
- Xuất nhập khẩu
- Xúc tiến thương mại
- Điện
- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025)
- Gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần XIII (2022-2023)
- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIII (2022-2023)
- Kế hoạch Triển khai Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Phiếu đăng ký dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Bản mô tả giải pháp dự thi
Thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 và Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, những năm qua, Bộ Công Thương đặt mục tiêu cao đối với thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại điện tử "Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%" vào năm 2025.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, những năm qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã, đang và sẽ triển khai nhiều các giải pháp, hạ tầng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành ví dụ như: Hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia KeyPay, Nghiên cứu triển khai hệ thống thanh toán đảm bảo trong thương mại điện tử theo phương án trọng tài thương mại (ESCROW) hướng đến mục đích bảo vệ cả người tiêu dùng và người bán hàng khi thanh toán không dùng tiền mặt trong một giao dịch thương mại điện tử.
Thông qua phương thức thanh toán này, mỗi giao dịch sẽ cần các bên tham gia giao kết hợp đồng điện tử được xác nhận bởi Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (hợp đồng điện tử có tích xanh) nhằm ràng buộc vai trò, trách nhiệm của các bên khi thực hiện hoàn tất giao dịch/đơn hàng trên môi trường trực tuyến qua đó bảo vệ quyền lợi, lợi ích các bên.
Hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ tạo ra sự bùng nổ về giao dịch đa kênh, giúp người bán hàng, nhà cung cấp, nhà sản xuất, người tiêu dùng gắn kết với nhau nhanh chóng trong một mạng lưới dữ liệu hiệu quả, đồng thời giúp minh bạch hóa thị trường, nền kinh tế, tránh thất thu thuế khi mọi giao dịch đều có tính minh bạch, có khả năng xử lý, giải quyết khiếu nại kịp thời, đảm bảo các yếu tố về bằng chứng, chứng cứ để giúp nâng cao hiệu quả của lực lượng trọng tài, các cơ quan giải quyết tranh chấp, tòa án, v.v…
Hệ thống thanh toán đảm bảo Escrow hướng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường điện tử, bảo vệ lợi ích của các bên tham gia giao dịch trực tuyến, cụ thể: Tăng lượng thanh toán điện tử qua Escrow, giảm tỷ lệ COD; Tăng độ tin cậy và thúc đẩy gia tăng giao dịch; Giải quyết tranh chấp với cơ sở pháp lý rõ ràng; Bảo vệ lợi ích cho cả bên mua và bên bán…
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - https://moit.gov.vn