- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025)
- Gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần XIII (2022-2023)
- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIII (2022-2023)
- Kế hoạch Triển khai Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Phiếu đăng ký dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Bản mô tả giải pháp dự thi
1. Bối cảnh hình hình đề án.
Từ sau đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, tập trung lãnh đạo và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhờ đó, sản xuất lúa nước không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng, với tổng diện tích gieo trồng bình quân giai đoạn năm 2010-2015, đạt 7,6 triệu ha, năng suất bình quân năm đạt trên 7,5 tấn/ha, sản lượng lúa bình quân năm đạt trên 43 triệu tấn và quy gạo đạt gần 22 triệu tấn/năm. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở 2 vùng: Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Riêng Vùng ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích gieo trồng, sản lượng lúa gạo chiếm trên 50% so với cả nước và cung cấp trên 90% sản lượng gạo cho xuất khẩu, góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Với sản lượng xuất khẩu bình quân năm đạt gần 7 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD.
Tuy nhiên, năm 2015 mặc dù Việt Nam xuất khẩu gạo xếp thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ, Thái Lan (Nguồn: The United States Department of Agriculture) các chuyên gia đưa ra nhận định, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, sẽ phải đứng trước những sức ép lớn đến từ các quốc gia như: Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan,... và các quốc nhập khẩu, họ sử dụng rào cảng thương mại lẫn kỹ thuật ngày càng nhiều hơn.
Chính vì lẽ đó, năm 2015, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 6,7 triệu tấn, tương đương 2,85 tỷ USD, tăng 5,8% về khối lượng nhưng giảm 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014; đến năm 2016, khối lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt 4,88 triệu tấn tương đương 2,2 tỷ USD, giảm trên 27% về khối lượng và giảm trên 23% về giá trị so với năm 2015.
Để kịp thời ứng phó với các sức ép nêu trên, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 (Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030), với mục tiêu là giảm dần về số lượng nhưng vẫn giữ ổn định và tăng về giá trị hạt gạo Việt Nam, góp phần tạo tiền đề cho công cuộc tái cơ cấu ngành gạo.
Đối với tỉnh An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai của cả nước (đứng sau tỉnh Kiên Giang) hằng năm đạt gần 4 triệu tấn, xuất khẩu mỗi năm đạt từ 500 - 550 ngàn tấn gạo, mang về nguồn ngoại tệ trên 250 triệu USD, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và trở thành một trong bốn ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình xuất khẩu gạo chung của cả nước và tỉnh An Giang cũng không ngoại lệ. Năm 2016, xuất khẩu gạo tỉnh An Giang đạt gần 403 ngàn tấn, tương đương gần 179 triệu USD, so cùng kỳ giảm trên 27% về lượng, giảm trên 24% về giá trị.
Đứng trước những thách thức nêu trên, tháng 3 năm 2018, Sở Công Thương An Giang đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch chiến lược xuất khẩu gạo tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 01/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành Kế hoạch Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030). Trong đó, định hình tỷ trọng gạo An Giang xuất khẩu vào các châu lục, qua từng giai đoạn và đặc biệt là đề ra mục tiêu là “tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu An Giang”; song song đó, Ban Thường vụ Tỉnh Ủy tỉnh An Giang giao Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Công Thương An Giang khẩn trương xây dựng Đề án “Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là đề án phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang) góp phần nâng cao giá trị hạt gạo, tăng thu nhập cho người nông dân.
Tóm lại, đề án phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang ra đời là tất yếu của thực tiễn, là kết quả của sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị tỉnh An Giang và sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu gạo; cho thấy đây là quyết định đúng đắn, phù hợp với thời điểm, hiện tại và sau này.
2. Nội dung
2.1. Thực trạng
- Về cơ sở thực hiện và nhân tố vận hành Đề án:
(1) Ngày 05 tháng 4 năm 2022, Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 Đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 663/QĐ-UBND. Do Sở Công Thương chủ trì xây dựng và quản lý chung Đề án;
(2) Ngày 13 tháng 9 năm 2022, Sở Công Thương tham mưu và đề xuất, thành lập Ban chỉ đạo, tiểu ban và Tổ Công tác Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2298/QĐ-UBND.
- Các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Đề án được các ngành khẩn trương hoàn thành như:
(1) Ngày 01/7/2022, Chương trình chế biến gạo phục vụ Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1672/QĐ-UBND. Do Sở Công Thương đảm trách
(2) Ngày 04/8/2022, Chương trình canh tác phục vụ Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1961/QĐ-UBND. Do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm trách.
(3) Ngày 11/8/2022, Chương trình giống lúa phục vụ Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1994/QĐ-UBND. Do đảm trách Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu và đảm trách.
(4) ngày 19 tháng 10 năm 2023, Bộ tiêu chí chất lượng của giống lúa tham gia Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã được UBND tỉnh Ban hành tại Quyết định số 1679/QĐ-UBND. Do đảm trách Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu và đảm trách.
(5) Chương trình Quảng bá – Xúc tiến thương mại phục vụ Đề án. Do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thực hiện đến nay đang trong quá trình hoàn thiện.
- Các kế hoạch, Quy chế được ban hành:
(1) Kế hoạch số 507/KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh về Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
(2) Quyết định số 66/QĐ-SKHCN ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Sở Khoa học và Công nghệ Về việc ban hành Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang
(3) Quyết định số 1679/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành Bộ tiêu chí chất lượng của giống lúa tham gia Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
(4) Những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quy chế sử dụng nhãn hiệu đã và đang hoàn thành, như: logo nhãn hiệu chứng nhận và slogan cho sản phẩm gạo An Giang; xây dựng Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với địa danh An Giang có xác nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang… và hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang gửi về Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định; Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang (Quyết định số 66/QĐ-SKHCN ngày 21/3/2023 của Sở Khoa học và Công nghệ).
3. Công việc đang được triển khai
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở Công Thương tại Thông báo số 09/TB-SCT ngày 02 tháng 10 năm 2023 của Văn phòng Sở Công Thương về Kết luận của Giám đốc Sở Công Thương tại cuộc họp giao ban tuần 01 tháng 10/2023; đồng thời, lãnh chỉ đạo từ đồng chí Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách. Qua đó,
Một là, xác lập những điểm nghẽn trong quá trình vận hành đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” cần tháo gỡ.
Hai là, rà soát và tổng hợp các nội dung công việc đã và đang triển khai để tiếp nối các đầu công việc tiếp theo.
Ba là, lựa chọn doanh nghiệp để tham khảo và lắng nghe những kinh nghiệm về quá trình xây dựng, hình thành, phát triển thương hiệu gạo, đã và đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước lựa chọn tiêu dùng. Nhằm có thêm thông tin về những vấn đề cần lưu ý ‘để hình thành nên một thương hiệu gạo mạnh ở thị trường nội địa và tiến tới xuất khẩu ra thế giới”.
Bốn là, nghiên cứu và tìm hiểu cách thức tiếp cận thị trường của một số công ty đa quốc gia mà sản phẩm của họ đã được nhiều người trên thế giới ưu tiên tiêu dùng nhằm hình thành các bước tiếp cận thị trường của sản phẩm gạo thuộc Đề án trong thời gian tới.
4. Thuận lợi và Khó khăn
- Thuận lợi:
(i) Sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo Sở Công Thương và các Sở ngành là Thành viên của Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 trong thời gian qua thông qua các văn bản điều hành thuộc Đề án được ban hành kịp thời trong thời gian qua.
(ii) Quan điểm kế thừa và sự chia sẻ kinh nghiệm từ đồng chí tham mưu tiền nhiệm cũng như sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc Sở Công Thương, các đồng chí lãnh đạo các Phòng thuộc Sở Công Thương nên gợi mở ra cách vận hành hiệu quả đề án thương hiệu gạo tỉnh An Giang trong thời gian tới.
(iii) Tinh thần trách nhiệm cao, sự phối hợp tích cực của các Sở ngành liên quan được thể hiện qua việc ban hành các Quy chế, Kế hoạch, Chương trình phục vụ Đề án trong thời gian qua.
(iv) Các cá nhân anh chị doanh nghiệp từ Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, rất am tường trong công việc và nhiệt tình; đã hình thành nên nhóm tương tác thông tin trên nền tảng zalo liên quan đến Đề án thương hiệu gạo tỉnh An Giang “trên – dưới; ngang – dọc thông suốt” có trách nhiệm và quyết tâm cao.
(v) Lắng nghe được những kinh nghiệm về quá trình xây dựng, hình thành, phát triển thương hiệu gạo ST25, đã và đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước lựa chọn tiêu dùng.
- Khó khăn (chủ quan và khách quan):
(i) Số lượng gạo sản xuất mang hiệu tỉnh An Giang trong Đề án, chỉ vỏn vẹn 50ha, nếu tính chung cả năm là 150ha, sản lượng lúa cho một năm là 1.005 tấn/năm (6,7 tấn x 150 ha) quy ra gạo ước đạt gần 503 tấn. Quá ít, nhưng không thể mở rộng thêm diện tích, sản lượng; đồng thời, tính tích cực của doanh nghiệp tham gia “thí điểm” thật sự chưa cao.
(ii) Hiện tại, chỉ duy nhất 01 doanh nghiệp là Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời tham gia trong Đề án; điều này, sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành công và tính lan tỏa sản phẩm thuộc Đề án.
(iii) Chương trình Quảng bá - Xúc tiến thương mại gạo do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang chủ trì thực hiện. Đã dự thảo và lấy ý kiến nhiều lần, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được UBND tỉnh ban hành. Hiện nay, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh đang tiến hành hoàn chỉnh lại để trình UBND tỉnh ban hành.
(iv) Việc điều chỉnh, thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo, Tiểu ban và Tổ công tác Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang mặc dù đã hoàn thành việc lấy ý kiến các đơn vị là thành viên đã hoàn thành vào ngày 26 tháng 10 năm 2023; đồng thời, trong tháng 11 năm 2023 đã hoàn thành Tờ trình và dự thảo Quyết định thay đổi thành viên. Tuy nhiên, vẫn chưa thể trình. Lý do, các thành viên là lãnh đạo đơn vị mới vừa đề cử vào thành viên của Đề án lại được điều động và bổ nhiệm sang đơn vị khác, nên phải chờ.
(v) Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang, có thành công hay không, chính là nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết mà tiêu dùng; mà trước mắt và cực kỳ quan trọng là “người tiêu dùng trong tỉnh và ngoài tỉnh An Giang tin tưởng tiêu dùng rồi mới tính đến thị trường xuất khẩu”. Tuy nhiên, trong công tác này thiếu vai trò của Sở Công Thương. Do đó, trong thời gian tới cần lắm vai trò của Cơ quan chủ trì và điều phối Đề án là Sở Công Thương trong việc đẩy mạnh tiêu thụ gạo mang thương hiệu của tỉnh.
5. Giải pháp
Một là, thống nhất quan điểm, sản phẩm gạo mang thương hiệu An Giang phải được người dân An Giang và các tỉnh, thành Việt Nam tin tưởng và lựa chọn để tiêu dùng; sau đó, phát triển ra thế giới (xuất khẩu).
Hai là, sau khi ban hành Quyết định mới, thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo, Tiểu ban và Tổ công tác Đề án. Đề xuất buổi họp các thành viên để thống nhất quan điểm, bất kỳ doanh nghiệp xuất khẩu gạo tỉnh An Giang có đủ điều kiện, đảm bảo triển khai theo các Chương trình, Kế hoạch, Quy chế,.... trong Đề án đều được tham gia (Giải quyết khó khăn i và ii).
Ba là, chủ động và tăng cường phối hợp với các Sở, ban ngành tỉnh có liên quan triển khai các nội dung công việc của Đề án thương hiệu gạo mà Ủy ban nhân tỉnh đã giao cho từng Sở ngành. Trong đó, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang sớm ban hành Chương trình Quảng bá- Xúc tiến thương mại gạo (Giải quyết khó khăn iii).
Bốn là, theo dõi và liên hệ với các đơn vị đề nghị có văn bản đề cử thành viên tham gia đề án thương hiệu gạo tỉnh An Giang đối với các thành viên đã nhận nhiệm vụ mới ở đơn vị khác (Giải quyết khó khăn iv).
Năm là, phát huy vai trò của Sở Công Thương tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường, thông qua việc phối hợp với các Sở ban ngành liên quan, mở rộng và phát triển thị trường trong tỉnh và cả nước (nền tảng nội địa vững chắc, rồi tiến tới xuất khẩu). Làm cầu nối giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng gạo thương hiệu với các hệ thống siêu thị, nhà hàng,... ; đồng thời, tại các kỳ Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Đề xuất Lãnh đạo Bộ Công Thương, Lãnh đạo Vụ thị trường trong nước,... và các Tham tán hỗ trợ sản phẩm gạo thương hiệu An Giang đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, góp phần tăng giá trị và thu nhập cho người nông dân An Giang trong thời gian tới (Giải quyết khó khăn v).
Tóm lại, để thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến với tiêu dùng và được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận, gửi gắm niềm tin, lựa chọn, ưu tiên tiêu dùng là cả một quá trình, cần sự chủ động, tích cực, khẩn trương, linh hoạt,.. của các Thành viên Ban Chỉ đạo, Tiểu ban và Tổ công tác để Đề án thành công hơn, góp phần nâng cao giá trị hạt gạo trên thị trường trong và ngoài nước trong thời gian tới.
Trần Thanh Tuấn – Phòng QLTM (Sở Công Thương An Giang)