- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025)
- Gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần XIII (2022-2023)
- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIII (2022-2023)
- Kế hoạch Triển khai Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018 – 2019)
- Phiếu đăng ký dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019)
- Bản mô tả giải pháp dự thi
Phòng Quản lý Thương mại xin chuyển đến quý Doanh nghiệp tham khảo thông tin cơ bản thực hiện các thủ tục xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp mới để thực hiện xuất khẩu, cũng như danh sách các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục trong quy trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Qúa trình thực hiện, Qúy Doanh nghiệp vui lòng cập nhật các quy định liên quan và quy định hiện hành.
I. Quy định chung khi xuất hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến
1.1 Điều kiện chung về an toàn thực phẩm
– Tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật/ thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm, các chất khác có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người.
– Quy định về phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất.
– Quy định về bao bì và nhãn sản phẩm.
– Quy định về bảo quản thực phẩm.
– Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của thực phẩm.
– Chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền với thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc từ động vật.
1.2. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn với nguồn gây hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
– Có đủ nước đạt chuẩn kỹ thuật để phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Trang thiết bị đầy đủ, phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Có đủ dụng cụ rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại.
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu, bao bì, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.
1.3. Quy trình xuất khẩu nông, thủy sản và thực phẩm chế biến: Để hàng hóa được thông quan thuận lợi, doanh nghiệp phải tiến hành quy trình xuất khẩu nông sản theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra mặt hàng: Trước khi thực hiện thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nên kiểm tra sản phẩm xuất khẩu có đạt chất lượng tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu không. Nếu đáp ứng tốt, điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tạo cơ hội cho hàng hóa được thông quan sau đó.
Bước 2: Xử lý hàng nông, thủy sản và thủ tục kiểm dịch
Mặt hàng nông sản trước khi được xuất khẩu phải thỏa mãn một số yêu cầu sau đây:
Nông sản phải được trồng và thu hoạch từ khu vực có nguyên liệu sạch, được chứng nhận Vietgap hoặc GlobalGap.
Thực hiện hun trùng, chiếu xạ, kiểm dịch thực vật, làm C/O đúng trình tự quy định.
Đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, hàm lượng và không có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bên trong.
Quy cách đóng gói phù hợp, sử dụng thùng carton, bao bì chắc chắn khi đóng hàng, để hạn chế xảy ra hư hỏng.
Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục xuất khẩu nông, thủy sản và thực phẩm chế biến
Đối với mặt hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến, yêu cầu doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan, bao gồm: Hợp đồng mua bán (SALE CONTRACT); Hóa đơn thương mại (COMMERCIAL INVOICE); Hóa đơn đỏ (INVOICE); Phiếu đóng gói hàng hóa (PACKING LIST); Booking với hãng tàu vận tải/hàng không (BOOKING); Bill gốc (ORIGINAL BILL OF LADING – BL); Giấy chứng nhận xuất xứ (CERTIFICATE OF ORIGIN); Giấy chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY); Giấy chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY); Giấy xác nhận hun trùng (FUMIGATION); Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CERTIFICATE OF FREE SALES – CFS); Giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm (HEALTH CERTIFICATE – HC); Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng (QUALITY AND QUANTITY CERTIFICATION); Giấy chứng nhận bức xạ (RADIATION CERTIFICATION).
Lưu ý: Thông thường, các loại giấy tờ như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, booking và bill gốc là bộ chứng từ cơ bản, bắt buộc phải có khi thực hiện xuất khẩu nông sản. Trong khi đó, các loại giấy chứng nhận có thể phát sinh dựa theo điều kiện Incoterm hoặc theo quy định của quốc gia nhập khẩu.
Bước 4: Chuẩn bị giao hàng: Khi thủ tục xuất khẩu nông, thủy sản và thực phẩm chế biến đã hoàn thành, tiếp theo doanh nghiệp liên hệ với hãng tàu để book container đóng gói hàng hóa, chuẩn bị thực hiện khai báo hải quan.
Bước 5: Khai báo hải quan: Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản dựa vào số liệu được cung cấp khi đóng gói hàng hóa. Sau đó, doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử, mở tờ khai, thông quan hàng hóa và thanh lý, cuối cùng vào sổ tàu.
Bước 6: Thực hiện thông quan hàng hóa nông sản: Song song quá trình thông quan cho hàng hóa, doanh nghiệp phải đính kèm chi tiết bill và submit VGM trước 2 ngày đến hãng tàu đã đặt chỗ. Mục đích là để hãng tàu có thời gian soạn thảo hóa đơn và gửi lại cho bạn kiểm tra.
Bước 7: Yêu cầu thanh toán
Sau khi hàng lên tàu/máy bay doanh nghiệp xuất khẩu thông báo cho người mua và yêu cầu thanh toán.
Tùy quy định của hợp đồng mà doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đem chứng từ ra ngân hàng yêu cầu thanh toán hoặc gửi trực tiếp chứng từ cho người mua qua đường bưu điện.
Bộ chứng từ thông thường bao gồm: Hợp đồng, invoice, packing list, vận đơn, C/O (nếu người mua yêu cầu)
Tùy yêu cầu của người mua và đặc thù mặt hàng, có thể sẽ thêm các chứng từ như kiểm dịch, hun trùng, xác nhận chất lượng…
Chú ý: Sau khi hàng hóa được thông quan, chủ hàng cần lưu trữ chứng từ hải quan đầy đủ, theo quy định để làm việc sau này với cơ quan thuế hoặc cơ quan hải quan (trong trường hợp sau thông quan).
Hàng hóa xuất khẩu hiện nay có thuế VAT 0% do đó VAT đầu vào có thể được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Do đó, người xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý việc lưu trữ chứng từ để việc hoàn thuế được thuận lợi.
II. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ bản đối với hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến xuất khẩu
2.1. Quy trình kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu
2.2.1. Chứng nhận xông hơi khử trùng: Theo quy định của cơ quan kiểm dịch thực vật các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu thì hàng hóa nói chung đặc biệt là hàng nông sản trước khi xuất khẩu cần phải được khử trùng xông hơi nhằm tránh việc lây lan sinh vật hại từ quốc gia này sang quốc gia khác cũng như đảm bảo cho hàng hóa không bị gây hại về trọng lượng và chất lượng hàng hóa, phù hợp với các điều khoản trong các hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu.
Chứng nhận xông hơi khử trùng do các tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng cấp. Các tổ chức này đã được Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận hành nghề xông hơi khử trùng.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp liên hệ với công ty khử trùng
Bước 2: Công ty khử trùng cử cán bộ đã được cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng xuống tiến hành khử trùng lô hàng.
Bước 3: Sau khi khử trùng lô hàng, công ty khử trùng sẽ cấp Chứng thư xông hơi khử trùng cho doanh nghiệp, trong đó thông tin cụ thể về khối lượng, chủng loại, địa điểm thực hiện, thời gian thực hiện, thuốc sử dụng...
2.2.2. Kiểm dịch thực vật: Chứng thư kiểm dịch thực vật do các chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu. Hiện nay, có 9 chi cục kiểm dịch thực vật vùng trực thuộc quản lý của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật gồm: Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu (Phụ lục IV Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
Bước 3: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp không hợp lệ báo cho doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Thực hiện kiểm tra lô hàng.
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô hàng. Trình tự kiểm tra như sau:
Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra bên ngoài lô hàng, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp biết.
2.2. Quy trình về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu
Hồ sơ, thủ tục thẩm định điều kiện ATTP để đưa cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản (sau đây gọi là Cơ sở) vào Danh sách xuất khẩu sang quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lô hàng được cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu bởi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (sau đây gọi là Danh sách xuất khẩu); cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP) theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm như sau:
Nội dung thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại cơ sở: (i) Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực; (ii) Chương trình quản lý chất lượng theo HACCP; (iii) Thủ tục truy xuất và thu hồi sản phẩm; (iv) Lấy mẫu phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát vệ sinh.
Hồ sơ đăng ký: Đối với thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu, hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục I; Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo biểu tương ứng tại Phụ lục I;
b) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận; Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu: Chương trình bao gồm các hoạt động thẩm định, cấp Chứng thư cho thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Cơ quan thẩm quyền có yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thẩm định, cấp Chứng thư. Trong trường hợp có yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thông báo đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và tổ chức thực hiện, đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật Danh mục thị trường trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận được văn bản quy định của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu. Các Cơ sở tham gia Chương trình phải đáp ứng các tiêu chí sau: (i) Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam; (ii) Đáp ứng quy định, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm ATTP của nước nhập khẩu tương ứng.
Đầu mối liên hệ Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nafiqad); Địa chỉ: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội; Tel: (024) 3771 4195; Fax: (024) 3831 7221; Email: nafiqad@mard.gov.vn.
2.3. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất khẩu mặt hàng gạo
Doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, đáp ứng điều kiện theo quy định của Nghị định số 107/2018/ NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo.
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo: (i) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; (ii) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm: (i) Đơn Đề nghị theo Mẫu số 01 Nghị định số 107/2018/ NĐ-CP của Chính phủ; (ii) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Đầu mối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo Bộ Công Thương: Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tel: (024) 2220 2108; Fax: (024) 2220 5525
Gạo xuất khẩu phải đảm bảo:
- Đáp ứng quy định về kỹ thuật và an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Quy trình kiểm dịch thực vật xuất khẩu được thực hiện theo quy định của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp cho từng lô hàng xuất khẩu và có giá trị tại thời điểm kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX và các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu để đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu.
2.4. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất khẩu trái cây tươi
Theo quy định hiện hành, trái cây tươi không thuộc nhóm hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, khi xuất khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp cần kiểm tra xem loại trái cây ở Việt Nam có được phép xuất khẩu đến thị trường hay không. Để kiểm tra được điều kiện này, doanh nghiệp cần:
- Liên hệ trực tiếp đến Bộ Công Thương Việt Nam để biết được mặt hàng hoa quả mà doanh nghiệp xuất đi có bị hạn chế hay cấm nhập khẩu vào quốc gia đến hay không. Đầu mối liên hệ tại Bộ Công Thương: Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tel: (024) 2220 05440.
- Trao đổi hoặc liên hệ với đối tác nhập khẩu để biết được loại hoa quả xuất sang có được xuất sang nước đó hay không? Trong trường hợp được phép xuất khẩu, doanh nghiệp cần hỏi kỹ các thủ tục nhập khẩu trái cây tươi vào quốc gia đó để thực hiện cho đúng.
Trái cây tươi xuất khẩu phải đảm bảo:
Đáp ứng quy định về kỹ thuật và an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Quy trình kiểm dịch thực vật xuất khẩu được thực hiện theo quy định của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Chú ý: Chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp cho từng lô hàng xuất khẩu và có giá trị tại thời điểm kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX và các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu để đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu.
2.5. Giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục xuất khẩu thực phẩm
Thực phẩm là mặt hàng có khá nhiều yêu cầu đặc biệt khi xuất khẩu. Bởi đây là loại hàng hóa được kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng khi xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)
Đây là chứng thư xuất khẩu mà đơn vị nhập khẩu hoặc cơ quan thông quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp khi xuất khẩu thực phẩm. Thông thường, chứng nhận sẽ được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp cho tất cả các loại hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam.
Để xin chứng nhận y tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn đề nghị; Giấy phép kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Nhãn sản phẩm; Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm; Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate - HC) được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Như vậy chỉ những sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thì mới được cấp giấy chứng nhận y tế.
Về hồ sơ xin Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate - HC)
Căn cứ quy định tại Điều 16 Thông tư 52/2015/TT-BYT thì hồ sơ đề nghị cấp HC cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư 52/2015/TT-BYT.
- Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
- Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Trình tự, thủ tục cấp HC quy định tại Điều 17 Thông tư 52/2015/TT-BYT như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp HC nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).
- Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định.
Như vậy người có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp tại Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế để được xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate - HC).
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate Sale – CFS)
CFS là loại giấy được cấp cho doanh nghiệp nhằm chứng minh sản phẩm của họ được phép lưu thông trên thị trường. Đây là giấy do Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cấp cho doanh nghiệp khi yêu cầu tùy vào từng loại sản phẩm.
Hồ sơ xin cấp CFS, doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm: Đơn đề nghị; Giấy phép kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh An toàn thực phẩm tại nơi sản xuất sản phẩm; Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm; Nhãn sản phẩm.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Đối với mặt hàng thực phẩm, khi xuất khẩu cần có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là loại giấy được cấp cho thực phẩm cần đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và có sự cấp phép của Ban quản lý An toàn thực phẩm.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bao gồm: Đơn đề nghị; Giấy phép Đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm; Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm : Đây là thủ tục mà doanh nghiệp cần thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm, bao gồm: C.A.O lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp quy định và tiết kiệm tối đa chi phí; Bản tự công bố sản phẩm Mẫu số 1 nghị định 15/2018/NĐ-CP; Mẫu sản phẩm. Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm; Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
III. Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến
3.1. Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cơ bản gồm 5 bước sau đây: i) Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế; ii) Chuẩn bị chứng từ; iii) Khai tờ khai hải quan; iv) Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan; v) Thông quan và thanh lý tờ khai.
Một bộ chứng từ đầy đủ cần thiết để xuất khẩu bao gồm: Hợp đồng thương mại (Sales Contract); Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Loading); Tờ khai Hải quan (Customs Declaration); Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính
Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
3.2. Những điều cần lưu ý khi làm bộ chứng từ xuất khẩu
Bộ chứng từ xuất khẩu là tài liệu quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Nó bao gồm nhiều giấy tờ như hóa đơn xuất khẩu, phiếu xuất khẩu, chứng nhận xuất xứ và các giấy tờ pháp lý khác. Việc chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ sẽ giúp bên xuất khẩu tránh được những rủi ro trong quá trình xuất khẩu và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Để làm bộ chứng từ xuất khẩu đầy đủ và chính xác, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Xác định các chứng từ cần thiết: Trước khi bắt đầu làm bộ chứng từ xuất khẩu, bạn cần tìm hiểu và xác định các chứng từ cần thiết cho từng loại hàng hóa và thị trường đích. Ví dụ như phiếu xuất kho, hóa đơn xuất khẩu, giấy tờ vận chuyển, chứng nhận xuất xứ…
- Thực hiện các thủ tục đăng ký và xin cấp giấy phép: Bạn cần đăng ký và xin cấp các giấy phép cần thiết để thực hiện việc xuất khẩu, bao gồm giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, giấy phép sản xuất, giấy phép tiêu chuẩn chất lượng và các giấy tờ liên quan khác.
- Kiểm tra và xác minh thông tin hàng hóa: Bạn cần kiểm tra và xác minh thông tin về hàng hóa, bao gồm mã HS, tên hàng hóa, số lượng, giá trị xuất khẩu và các thông tin khác liên quan đến hàng hóa.
- Chuẩn bị chứng từ theo yêu cầu của nước đích: Bạn cần chuẩn bị các chứng từ theo yêu cầu của nước đích, bao gồm các mẫu chứng từ, các thông tin cần điền, số lượng bản chứng từ và thời hạn hiệu lực của chúng.
- Chú ý đến thời gian và hạn chót của chứng từ: Bạn cần lưu ý đến thời gian và hạn chót của các chứng từ để tránh việc chậm trễ hoặc mất chứng từ.
- Thực hiện kiểm tra và xác nhận chữ ký và con dấu trên chứng từ: Bạn cần thực hiện kiểm tra và xác nhận chữ ký và con dấu trên chứng từ để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của bộ chứng từ xuất khẩu.
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác và phù hợp: Bạn cần sử dụng ngôn ngữ chính xác và phù hợp với quy định của nước đích, tránh sử dụng các từ ngữ gây hiểu nhầm hoặc không chính xác.
3.3. Nguyên tắc khai hải quan xuất khẩu
Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, các nguyên tắc khai hải quan bao gồm:
- Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo các chỉ tiêu thông tin cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).
Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38 và nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39) cho cơ quan hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
- Hàng hoá xuất khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng.
- Một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn. Trường hợp khai hải quan đối với lô hàng có nhiều hóa đơn trên một tờ khai hải quan, người khai hải quan lập Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu gửi kèm tờ khai hải quan đến Hệ thống.
Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hóa đơn và tổng lượng hàng trên tờ khai hải quan, nếu không thể khai hết các hóa đơn trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan.
- Hàng hoá xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế theo quy định thì khi khai hải quan phải khai các chỉ tiêu thông tin liên quan đến không chịu thuế, miễn thuế.
- Hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được giảm mức thuế so với quy định thì khi khai mức thuế trên tờ khai hải quan giấy phải khai cả mức thuế trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và văn bản quy định về việc này.
- Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
- Khi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan phải khai đầy đủ số hiệu container trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container và số quản lý hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38 (được thay thế bởi Phụ lục I Thông tư 39).
Trường hợp hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan xuất khẩu của cùng một chủ hàng đóng chung container hoặc chung phương tiện chứa hàng thì người khai hải quan phải thông báo thông tin hàng hóa đóng chung container, chung phương tiện chứa hàng theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38 (được thay thế bởi Phụ lục I Thông tư 39) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi thực hiện các thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan.
- Hàng hóa xuất khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38 (được thay thế bởi Phụ lục I Thông tư 39).
- Trường hợp hàng hóa gửi nhầm, gửi thừa so với hợp đồng mua bán hàng hóa, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 20 hoặc từ chối nhận hàng theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Thông tư 38 (được thay thế bởi Phụ lục I Thông tư 39).
- Trường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan và lựa chọn phương thức khai hải quan thông qua đại lý hải quan hoặc tại trụ sở cơ quan hải quan.
Căn cứ vào phương thức khai hải quan do người khai hải quan đăng ký, Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan.
- Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì chủ dự án phải thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định.
Một số lưu ý trong quá trình khai báo hải quan xuất khẩu
- Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, nếu quá 50 dòng hàng thì người khai hải quan khai trên nhiều tờ khai hải quan.
- Trường hợp một mặt hàng có số tiền thuế vượt số ký tự của ô số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều dòng hàng để khai trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể tách được thành nhiều dòng hàng thì thực hiện khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp tổng số tiền thuế của tờ khai hải quan vượt số ký tự của ô tổng số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều tờ khai hải quan.
- Trường hợp số lượng thực tế của hàng hóa có số ký tự vượt quá 02 số sau dấu thập phân; trị giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 04 số sau dấu thập phân; đơn giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 06 số sau dấu thập phân, người khai hải quan thực hiện làm tròn số theo quy định để thực hiện khai báo. Số lượng, trị giá hóa đơn và đơn giá hóa đơn thực tế khai báo tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa”./.
DANH SÁCH CƠ QUAN KIỂM DỊCH CỦA VIỆT NAM
1. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (QUATEST 1 Việt Nam): Địa chỉ: Tòa nhà E, #8 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0084-24-3836-1399; Fax: 0084-24-3836-1199; Email: contact@quatest1.com.vn Website: http://www.quatest1.com.vn |
2. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (QUATEST 2 Việt Nam): Địa chỉ: #2 Ngô Quyền, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng Điện thoại: 0084-23-6384-8376; Fax: 0084-23-6391-0064 Email: info@quatest2.gov.vn Website: http://www.quatest2.gov.vn |
3. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3 Việt Nam): Địa chỉ: #49 Pasteur, Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM Điện thoại: 0084-28-3829-4274; Fax: 0084-28-3829-3012; Email: info@quatest3.gov.vn; Website: http://www.quatest3.com.vn/ |
4. Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam): Địa chỉ: Tòa nhà A3, #10 Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội ; Điện thoại: 0084-24-3734-4764; Fax: 0084-24-37344-9019; Email: spsvietnam@mard.gov.vn Website: http://www.spsvietnam.gov.vn |
5. Công ty TNHH Giám định VINACONTROL TP.HCM: Địa chỉ: Lô U.18A, Đường 22, Khu chế xuất Tân Thuận, Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM; ;; Điện thoại: 0084-28-3770-0922/0084-28-3932-5253; Fax: 0084-28-3770-0997; Email: lab2@vinacontrol.com.vn; Website: http://www.vinacontrol.com.vn |
6. Trung tâm Phân tích và Kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu (VIACIMEX), Chi nhánh Công ty TNHH Thiết bị KHKT Hải Ly: Địa chỉ: Lô A8, Đường số 1, Khu dân cư Phú An, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ Điện thoại: 0084-71-0391-8820/0084-71-0391-8821; Email: info@viacimex.com/kinhdoanh@viacimex.com |
7. Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ môi trường, Viện Môi trường nông nghiệp: Địa chỉ: Sa Đôi, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội; Điện thoại: 0084-24-3789-2397/024-3996-1661; Email: ceat@vietnamlab.org; Website: http://phantichmoitruong.com |
8. Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM (CASE): Địa chỉ: #2 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Q.1, TP.HCM; Điện thoại: 0084-28-3829-5087; Email: casehcm@case.vn; Website: http://case.vn |
9. Công ty TNHH Bureau Veritas Consumer Products Services Việt Nam: Địa chỉ: Lô C7-C9, Cụm II, Khu công nghiệp Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TP.HCM Điện thoại: 0084-28-3812-2196/0084-28-3812-7038; Website: http://www.bureauveritas.vn |
10. Công ty TNHH SGS Việt Nam: Địa chỉ: #119-121, Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP.HCM ; Điện thoại: 0084-28-3935-1920; Fax: 0084-28-3935-1921;Email: sgs.vietnam@sgs.com Website: http://www.sgs.vn |
11. Công ty TNHH Eurofins Sắc K. Hải Đăng: Địa chỉ: Lầu M, #141 Nguyễn Du, Bến Thành, Q.1, TP.HCM; Điện thoại: 0084-28-7107-7879; Email: VN_CS@eurofins.com; Website: https://www.eurofins.vn |
12. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận: Địa chỉ: #4 Nguyễn Hội, Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận Điện thoại: 0084-25-2375-4042; Fax: 0084-25-2822-766; Website: http://www.chicuctdcbinhthuan.gov.vn |
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP XỬ LÝ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG
TT |
Tên đơn vị |
Địa chỉ |
---|---|---|
1 |
Công ty Cổ phần Trừ mối Khử trùng TCFC) |
31B Hải Triều, P. Bến Nghé, Quận I, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3821 4171 / (08) 3914 0893 Fax: (08) 3821 2011 / (08) 3821 7952 Website:www.tcfc.com.vn Email: tcfc@hcm.vnn.vn |
2 |
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Toàn Diện |
119/2 Điện Biên Phủ, Quận I, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3824 3230; Fax: (08) 3822 0359 Email: pestsolution@absolute-pest-control.com |
3 |
Công ty cổ phần Giám định Đại Việt Davicontrol |
115 Võ Văn Tần, phường 6, Quận.3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: (08) 39303234/39303235 * Fax: (08) 39303237 |
|
|
Email:dvc@davicontrol.com.vn Wepsite: davicontrol.com.vn |
4 |
Công ty cổ phần Khử trùng - Trừ Mối Việt Nam |
Số 15B - Lô 15, Khu Định Công mới Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: (024) 3869 9999 * Fax: (024) 3869 9999 |
5 |
CN Công ty Cổ phần Giám định VINA CONTROL |
54 Trần Nhân Tông, Hà Nội, Việt Nam 80 Bà Huyện Thanh Quan, Q 3, TP. HCM ĐT: (08) 3935 1106 * Fax: (08) 3931 6961 |
6 |
Công ty CP Giám định Cà phê và hàng hoá XNK - CAFE CONTROL |
228A Pasteur, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
7 |
Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) Vietnam Fumigation Company (VFC) |
29 Tôn Đức Thắng, Quận I, TP. Hồ Chí Minh Phone: (08) 3822 5069 ; (08) 3910 4804 Fax: (08) 3829 9517 Email: Vfc-infos@vfc.com.vn:/ nbson@vfc.com.vn |
8 |
Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC |
45 Đinh Tiên Hoàng, Quận I, TP. Hồ Chí Minh Email: fcc@fpt.com.vn; fu@fcc.com.vn; |
9 |
Công ty TNHH Trừ mối - Khử trùng Sài Gòn |
16 Chung cư Đoàn Văn Bơ, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3825 5735, 3826 7391, 2229 1118 Fax: (08) 3825 5735, 3826 7391 Email: saigonfitess@yahoo.com.vn |
10 |
Công ty Phòng trừ Dịch hại Bắc Hà |
67A Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội |
11 |
Công ty Cổ phần khử trùng Nam Việt |
69/21 đường D2, P. 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3512 7347 * Fax: (08) 3512 7348 Email: info@namvietfumigation.com |
12 |
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Âu Châu |
311 Nơ Trang Long, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh |
13 |
Công ty SGS Việt Nam LTD. |
119-121 Đường Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3935 1920 * Fax: (08) 39351921 Website: www.sgs.com |
14 |
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gia Hoàng |
12/1/14 tổ 35, khu phố 9, Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai |
15 |
Chi nhánh Công ty Giám định TNHH ITS Việt Nam Đổi tên thành: Công ty TNHH INTERTEK Việt Nam |
Lầu 1, Tòa nhà E.Town 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 6297 1099 * Fax: (08) 6297 1098 Email: cbaVietnamCS@intertek.com Website: www.intertek.com |
16 |
Công ty TNHH khử trùng - Giám định Đa Quốc Gia |
12/1/14, Tổ 35, Khu phố 9, Phường Tân Phong, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
17 |
Công ty Cổ phần Khánh An |
Số 46 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng ĐT: (0225) 3558 476 * Fax: (0225) 3558 471 Email: ctykhanhan@vnn.vn |
18 |
Công ty CP Khử trùng và trừ mối Vũng Tàu |
252A, đường Thống Nhất, phường 8, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ĐT: (064) 3612 829 * Fax: (064) 3586 355 Email: khutrungvungtau@hcm.fpt.vn |
19 |
Công ty TNHH Khử trùng chống mối Vũng Tàu |
14 Lê Hồng Phong, Phường 4, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ĐT: (064) 3500 138 * Fax: (064) 3541 082 |
20 |
Công ty Cổ phần Viet Green |
116/61 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh |
21 |
Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Đông Địa Trung Hải |
P.211/407, tòa nhà Khải Vận, 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3914 4966 * Fax:(08) 3821 8875 Email: omsc@hcm.vnn.vn |
Phòng Quản lý Thương mại